Mặc dù câu chuyện “gắn kết giữa các nhà khoa học với doanh nghiệp” đã được đề cập nhiều, nhưng dường như vẫn còn khoảng cách không nhỏ giữa nhu cầu đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với các kết quả nghiên cứu khoa học của các viện, trường. Vậy làm sao để thúc đẩy mối liên kết nhà khoa học- doanh nghiệp, để từ đó phát triển thị trường KHCN và xa hơn là nâng cao trình độ KHCN ở Việt Nam?
Chương trình Chuyên gia của bạn với chủ đề Liên kết nhà khoa học – Doanh nghiệp đài tiếng nói Việt Nam đã mời PGS. TS. Hà Quý Quỳnh Trưởng ban Ứng dụng và phát triển công nghệ (Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam) và ông Nguyễn Quang Thái Chủ tịch HĐQT công ty Dược phẩm Thái Minh, một trong những doanh nghiệp có nhiều hoạt động liên kết với các nhà khoa học để tạo ra các sản phẩm mới, bàn luận về chủ đề này.
Các viện, trường và một số ít doanh nghiệp quan tâm, đầu tư cho các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước
BTV Minh Khánh: Thưa PGS. TS. Hà Quý Quỳnh, theo quan sát của ông thì hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm như thế nào đến đầu tư cho KHCN và đổi mới công nghệ để tạo sản phẩm mới và nâng cao sức cạnh tranh?
PGS. TS. Hà Quý Quỳnh: Thời gian gần đây các doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm đến việc ứng dụng KHCN để phát triển sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như hoàn thiện quy trình quản lý để nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đến cơ sở nghiên cứu, viện, trường để tìm kiếm kết quả khoa học công nghệ để áp dụng vào sản phẩm mới trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
BTV Minh Khánh: Từ thực tế hoạt động của Dược phẩm Thái Minh, ông Nguyễn Quang Thái có thể chia sẻ: việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển để tạo ra những sản phẩm mới đã được doanh nghiệp quan tâm như thế nào và việc này giúp gì cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển thời gian qua?
Ông Nguyễn Quang Thái: 9 năm thành lập và hoạt động, chúng tôi có rất nhiều sản phẩm. Ngay từ đầu, tất cả các sản phẩm đã nổi tiếng trên thị trường hiện nay như Tràng Phục Linh, Vương Bảo đều được đầu tư nghiên cứu và sử dụng các chuyên gia để phát triển công thức sản phẩm. Cách đây 3 năm, chúng tôi đầu tư nhiều hơn, liên kết với các nhà khoa học trong Viện Hàn Lâm KHCN Việt Nam tạo ra được sản phẩm mới. Ví dụ tpbvsk viên xương khớp Khương Thảo Đan chiết xuất từ hoạt chất của cây Địa liền tạo ra một sản phẩm hỗ trợ cho xương khớp rất tốt. Sau đó chúng tôi ký được 4-5 hợp tác với các nhà khoa học khác nhau tạo ra sản phẩm mới. Gần đây nhất là sản phẩm QueenUp hỗ trợ cho sinh lý nữ từ công trình nghiên cứu của các nhà khoa học.
BTV Minh Khánh: Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam được biết đến là viện nghiên cứu cơ bản lớn cả nước. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu ứng dụng cũng đã được Viện quan tâm như thế nào thời gian qua, thưa PGS. TS. Hà Quý Quỳnh?
PGS. TS. Hà Quý Quỳnh: Chúng tôi nhận được sự quan tâm đồng bộ từ Đảng ủy, lãnh đạo viện, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và nhà khoa học. Ngay từ đầu nhiệm kỳ năm 2015-2016, Đảng ủy ban hành nghị quyết đẩy mạnh công tác ứng dụng triển khai công nghệ đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Đây là kim chỉ nam cho lãnh đạo các đơn vị, các nhà khoa học và doanh nghiệp có thể tìm đến kết quả nghiên cứu của Viện Hàn Lâm.
BTV Minh Khánh: Có cách nào khắc phục việc thiếu niềm tin giữa nhà khoa học và doanh nghiệp, xây dựng cơ sở niềm tin cho hai bên?
Ông Nguyễn Quang Thái: Con đường vạn dặm bắt đầu từ những bước chân nhỏ. Đầu tiên hai bên hãy làm hợp đồng với dự án nhỏ, mua đứt công nghệ. Khi làm việc với nhau tốt rồi, nhà khoa học sẽ có niềm tin vào doanh nghiệp. Trong quá trình quảng cáo, doanh nghiệp quảng cáo đúng công nghệ chuyển giao. Như Dược phẩm Thái Minh đã xây dựng được hình ảnh uy tín, đàng hoàng với các nhà khoa học đầu tiên nên sau này làm việc rất dễ dàng, không đem lại các phiền phức cho họ.
BTV Minh Khánh: Về phía là người giới thiệu sản phẩm KHCN đến doanh nghiệp, cần phải xây dựng niềm tin như thế nào để doanh nghiệp và các nhà KH yên tâm đưa vào thực tế triển khai một cách hiệu quả thưa PGS. TS. Hà Quý Quỳnh?
PGS. TS. Hà Quý Quỳnh: Bên cạnh việc triển khai thực tế, cơ quan quản lý cần có hành lang pháp lý rõ ràng. Viện trường xây dựng cho mình quy định quản lý trước khi 2 bên bắt tay hợp tác để nhà khoa học biết được trách nhiệm, quyền lợi của mình khi bắt tay vào nghiên cứu. Doanh nghiệp biết được sự phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Có chế tài thưởng, phạt rõ ràng để khuyến khích nhân rộng các trường hợp thành công hoặc xử phạt đối với trường hợp vi phạm.
Ông Nguyễn Quang Thái: Niềm tin đến từ hai bên. Doanh nghiệp nên là người tạo ra niềm tin trước với nhà khoa học vì va chạm nhiều hơn với khó khăn của thương trường.
BTV Minh Khánh: Khó khăn thủ tục pháp lý đối với viện trường khi doanh nghiệp tiếp cận với sản phẩm của các nhà khoa học?
Ông Nguyễn Quang Thái: Đây thực sự là khó khăn mà chưa có hướng giải quyết vì Thái Minh chỉ là khách hàng. Tôi đã thử tiếp cận với lãnh đạo của đơn vị có một cơ chế chuyển giao. Gần đây một đơn vị khi tôi tiếp cận có tín hiệu mừng là đã được bàn luận và sắp thông qua quy chế đó.
Bản quyền và đăng ký sở hữu trí tuệ là “tấm kim bài” để bảo vệ nhà khoa học
BTV Minh Khánh: Hiện nay, một số nhà khoa học có tâm lý lo sợ mất chất xám khi doanh nghiệp cắt hợp đồng và tự xử lý sản phẩm của mình. Trong bối cảnh đó vấn đề bản quyền được xử lý như thế nào để bảo vệ nhà khoa học?
PGS. TS. Hà Quý Quỳnh: Bản quyền là mối quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài trong thời đại kinh tế mở. Viện Hàn Lâm có bước đi tăng kỹ năng cho nhà khoa học như tổ chức tọa đàm, hội thảo giới thiệu công nghệ giữa doanh nghiệp và nhà khoa học. Đào tạo nhà khoa học đăng ký sở hữu trí tuệ đối với kết quả của mình để sản phẩm được pháp luật bảo hộ. Tổ chức lớp cho nhà khoa học khai thác cơ sở dữ liệu về sở hữu trí tuệ quốc tế, đào tạo cách viết hồ sơ đăng kí sở hữu trí tuệ, cách làm hợp đồng đối với doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp khi tiếp nhận chuyển giao có văn bản cam kết, khi có vi phạm sẽ có bên thứ ba giải quyết.
BTV Minh Khánh: Thưa ông Nguyễn Quang Thái, từ thực tế của doanh nghiệp, ông nghĩ sao về yếu tố bản quyền trong thời điểm hiện nay?
Ông Nguyễn Quang Thái: Trên thực tế, bản quyền chưa đc chú ý đầy đủ và tôn trọng tối đa tại Việt Nam. Kể cả nhà khoa học và doanh nghiệp chưa hiểu rõ ý nghĩa của bản quyền. Tôi nghĩ rằng, khi hội nhập cần quan tâm đến bản quyền. Việc các nhà khoa học xin bằng sáng chế cho công trình của mình là cần thiết, chuyển giao có thời hạn. Nếu doanh nghiệp vi phạm, nhà khoa học mạnh dạn đưa vấn đề ra tòa án để làm gương cho đơn vị khác và bảo vệ chính mình.
BTV Minh Khánh: Trong bối cảnh hiện nay, theo ông việc xây dựng các tổ chức, công ty thứ 3 đứng ra để môi giới cần thiết như thế nào?
Ông Nguyễn Quang Thái: Đây là ý tưởng hay để kết nối các trường, các viện với nhau. Tuy nhiên, câu chuyện đủ minh bạch giữa ba bên là vấn đề mấu chốt.
Người tiêu dùng cần tiếp cận kênh quảng cáo chính thống để chọn đúng sản phẩm được nghiên cứu từ các nhà khoa học chuyển giao cho doanh nghiệp
BTV Minh Khánh: Làm như thế nào để người tiêu dùng lựa chọn đúng sản phẩm được nghiên cứu từ các nhà khoa học chuyển giao cho doanh nghiệp?
PGS.TS Hà Quý Quỳnh: Thứ nhất, tin vào quảng cáo chính thức của trung tương và cẩn trọng với tin tức lan truyền cá nhân. Thứ hai, sản phẩm của công ty đã được cơ quan chức năng cấp phép rõ ràng.
Ông Nguyễn Quang Thái: Hiện nay khi lên mạng, chúng ta thấy doanh nghiệp nói rất nhiều. Cơ quan chức năng gặp khó trong việc xử lý cho các trường hợp làm sai trên mạng. Tuy nhiên những kênh chính thống của VOV, VTV, mỗi thông tin đưa ra đều cần phải có giấy xác nhận quảng cáo của Cục An toàn Thực phẩm. Nếu thông tin không đúng sẽ không được cấp giấy. Thông tin được kiểm soát ngay từ đầu nên người tiêu dùng cần quan tâm đến kênh quảng cáo và uy tín doanh nghiệp.
BTV Minh Khánh: Trên thực tế thì thời gian qua, chúng ta đã có nhiều chính sách để thúc đẩy mối liên kết nhà khoa học doanh nghiệp. Tuy nhiên, thì để mối liên kết này gần hơn thì thời gian tới chúng ta cần có thêm những giải pháp gì, thưa hai vị khách mời?
PGS.TS Hà Quý Quỳnh: Thời gian tới cần đẩy mạnh thay đổi tư duy của nhà sáng chế đúng trúng với nhu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chủ động đặt đúng hàng mình cần để nhà khoa học nghiên cứu. Trang bị cho nhà khoa học những kĩ năng giới thiệu công trình, đăng kí sở hữu trí tuệ. Phát triển tổ chức trung gian giới thiệu công nghệ. Cơ chế thuế phí của nhà nước đối với sản phẩm thành công. Có chế tài thưởng phạt rõ ràng. Tăng kinh phí cho công tác ứng dụng triển khai KHCN. Có cơ chế quỹ đầu tư rủi ro cho nhà khoa học mạnh dạn nghiên cứu ứng dụng. Tiếp cận công nghệ từ khâu đầu vào đầu ra thành một chuỗi khép kín liên kết nhiều ngành, người tiêu dùng được hưởng lợi.
Ông Nguyễn Quang Thái: Từ góc độ doanh nghiệp cần ý thức rằng việc ứng dụng KHCN là vô cùng cần thiết cho hoạt động từ đó có chính sách, chiến lược để ứng dụng. Thứ hai, doanh nghiệp cần kiên nhẫn chờ đợi, thậm chí bỏ tiền ra tài trợ quá trình nghiên cứu. Đó là cách chủ động tiếp cận đặt hàng nhà khoa học có được kết quả như mong muốn của doanh nghiệp.
BTV Minh Khánh: Về cơ chế chính sách ông có mong muốn như thế nào để tạo điều kiện cho hai bên nhà khoa học và doanh nghiệp?
Ông Nguyễn Quang Thái: Ở tình huống cá nhân, Dược phẩm Thái Minh có dự định triển khai hợp tác từ công trình nghiên cứu của Đại học Dược hoặc Đại học Y. Trên sản phẩm có thể ghi là công trình được chuyển giao từ Đại học Dược hoặc đại học Y nhưng vi phạm vào một điều luật quảng cáo. Đây là một điểm vấp trong quảng cáo mà chúng tôi đang gặp phải và chưa có hướng xử lý nên mong rằng cơ quan quản lý linh động hợp lý để thúc đẩy quá trình nghiên cứu của các viện, trường.